2013.03.30[Gửi Thanh Xuân]_“Quỳnh Dao và tôi khác nhau” – Đạo diễn Triệu Vy và phim thanh xuân của cô ấy

2013.03.30[Gửi Thanh Xuân]_“Quỳnh Dao và tôi khác nhau” – Đạo diễn Triệu Vy và phim thanh xuân của cô ấy
Thanh xuân của người đại lục, bao gồm cả cuộc đời đều đã từng trải qua sự rèn luyện và mài giũa. Người khác thì suy nghĩ làm sao để cuộc sống tốt đẹp hơn, còn chúng ta vẫn còn dừng lại ở mức làm sao để mà tồn tại, sinh tồn trong những ngày tháng tiếp theo, làm sao có được một góc nhỏ cho riêng mình giữa cả tỷ người sau khi rời xa cha mẹ - Triệu Vy
 
Theo qui định của Học viện điện ảnh Bắc Kinh thì sinh viên của lớp nghiên cứu sinh khoa đạo diễn cần phải nộp một bộ phim đủ tiêu chuẩn trình chiếu và đạt được độ dài thời gian là trên 90 phút, thì mới có thể tốt nghiệp. Mùa xuân năm 2013, bài nộp của Triệu Vy là phim “Gửi tuổi thanh xuân rồi sẽ trôi qua của chúng ta” (sau đây sẽ gọi tắt là Gửi thanh xuân). Sau khi nhập học sáu năm thì cô ấy đã tốt nghiệp.
 

Tiểu thuyết nguyên tác vốn là tiểu thuyết trên mạng của tác giả Tân Di Ổ, khi xuất bản thành sách lượng tiêu thụ vượt quá 3 triệu cuốn. Từ các lời giới thiệu khác nhau đã khiến Triệu Vy đọc tiểu thuyết này. Cô ấy cho phóng viên biết là : khi đọc có cảm giác giống như thời cấp hai đọc tiểu thuyết của Quỳnh Dao, là loại hình để các thiếu nữ mơ mộng. Đó là câu chuyện về tình yêu tay ba từ thời đại học đến khi đi làm. Biên kịch Lý Tường sau khi xem xong tiểu thuyết cảm thấy có thể cải biên thành một tác phẩm điện ảnh hay : “ Phim về trường học ít, phim nói về sinh viên lại càng hiếm, ở Trung Quốc phim về thời thanh xuân cũng rất ít. Còn phim nói về thế hệ thứ nhất của chính sách con một, những người sinh vào thời điểm cuối năm 70 và đầu những năm 80 lại càng ít”. Triệu Vy hoàn toàn không muốn quay thành phim về chuyện tình tay ba, theo như cách nói của Lý Tường thì cô ấy không muốn đạo diễn một bộ phim về tình yêu ồn ào lăng nhăng. Sau khi có kịch bản, Triệu Vy cảm thấy đã được hiện thực hóa lên rất nhiều, Triệu Vy nói với phóng viên báo Phương Nam cuối tuần : “Đúng là không có quá nhiều mơ tưởng, không có Quỳnh Dao quá, Quỳnh Dao và tôi khác nhau”.

 
Sự trong sáng, tàn khốc và khẩu vị mạnh
Nói về phim thanh xuân, Triệu Vy cho rằng phim “Lời thú tội” (tên khác : Kokuhaku) quay rất hay. Bộ phim điện ảnh Nhật Bản này được cải biên từ một tiểu thuyết bán chạy, phim nói về chuyện giết người và báo thù xảy ra tại trường trung học, hình tượng trong sáng nhưng câu chuyện tàn nhẫn, giai điệu tối tăm bức ép người và phim đã tham gia tranh giải Oscar 2011 cho hạng mục phim nước ngoài hay nhất.Triệu Vy cảm thấy : “nếu chỉ còn lại cảm giác bái phục thì tốt nhất là đừng nên bắt chước”. Sự xuất sắc của phim Lời thú tội theo như cách nhìn của cô ấy là sự chân thực như thật : “phim ảnh bây giờ có thể làm như thật rất là ít rồi, rất nhiều phim đều làm về thành thị, tóm lại là xa rời cuộc sống, xa rời rất nhiều sự trải nghiệm của chúng ta”.
 
Triệu Vy từ sớm đã biết rõ bản thân muốn quay một bộ phim khác biệt về thanh xuân ở Trung Quốc. Cô ấy nêu ra yêu cầu cải biên cho Lý Tường rất rõ ràng : “nội dung phải có sự trong sáng, nhưng cũng phải có sự tàn khốc và khẩu vị mạnh; là câu chuyện của một nhóm người chứ không chỉ là chuyện của một hai người”. Ba tháng sau, Lý Tường đem kịch bản ra, quả là có việc mang thai sớm; mất việc không ăn lương; sự khác biệt giữa thành thị nông thôn; làn sóng nông dân ra thành thị làm công; con ông cháu cha thế hệ thứ hai….như vậy làm cho 123 phút của phim có vẻ chi chít nội dung.
 
Đạo diễn ,giám chế, biên kịch đến từ thời đại và địa phương khác nhau, chỉ có tuổi thanh xuân của Triệu Vy là có sự trùng hợp với phim. Triệu Vy và Lý Tường “bổ sung một số kiến thức” cho Quan Cẩm Bằng, ví dụ như tốt nghiệp đạt đến một trình độ nào đó chính là “mùa chia ly”. Quan Cẩm Bằng cảm thấy “rất ấn tượng”.
 
Mở đầu của phim là cảnh trường đại học đang đón tiếp sinh viên khóa mới, lấy cảnh quay trường học ở Bắc Kinh trong những năm 80 – 90 để tham khảo. Lý Tường vốn dĩ sở trường dùng ký hiệu hóa chi tiết để miêu tả ra cảm giác về thời đại, ví dụ như giày đá banh; máy cassette; máy game Nintendo. Anh ấy để nữ sinh viên buổi tối ở ký túc xá nhảy aerobic; để nữ chính hát bài “Hồng nhật” của Lý Khắc Cần; để “con nhà giàu đời thứ hai” Hứa Khai Dương để kiểu tóc giống Quách Phú Thành; để “lão Trương” áo sơ mi hoa nhìn giống như những kẻ buôn người vượt biên người Philippines.
 
Trên thực tế ở thời đại đó lão Trương thuộc loại “kẻ sĩ diện”, nhiều năm sau khi tốt nghiệp, anh ta vì họp mặt với bạn học, từ nơi ở thuê đi ra ngoài anh ta đã mua rất nhiều hàng hiệu nhái giá rẻ. Lý Tường ban đầu đã xóa bỏ đoạn diễn tả không quan trọng này, nhưng Triệu Vy lại rất thích, cho rằng nó đã phản ánh rất chính xác trạng thái cuộc sống của mọi người. Cuối cùng trong phim vẫn giữ lại đoạn này. Lão Trương sau khi tốt nghiệp đại học thì bày sạp viết điếu văn cho người chết, thu phí của thân nhân người chết là 10 nghìn cho bài điếu văn trong vòng 80 nghìn chữ và không xuất bản, nếu có xuất bản thì 30 nghìn. Nghề này là do Lý Tường nghe được từ chỗ bạn bè : “ rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp lại làm việc trong ngành mai táng, ở trên mạng cũng có rất nhiều công ty viết điếu văn cho người chết”.
 
Triệu Vy có một người dượng là thành phần trí thức mà cô chưa từng gặp mặt, trong thời kỳ cách mạng văn hóa, mỗi người trong đơn vị đều được điều chỉnh lương, chỉ có ông ấy là không được điều chỉnh nên đã nhảy sông tự tử. Theo cách nhìn của Triệu Vy, đây là do sự nhạy cảm và lòng tự tôn của cá nhân quá lớn. Cô ấy dùng đoạn ký ức xưa này để giải thích sự thay đổi vận mệnh của Chu Tiểu Bắc trong phim “Gửi thanh xuân” – ông chủ tiệm đổ tội cho cô ấy ăn cắp, nên đã không từ mà biệt, nhiều năm sau mới xuất hiện trở lại, thậm chí không muốn nhìn nhận lại thân phận của mình.
 
Triệu Vy xác định rõ thể loại của phim : “không phải là thể loại phim thần tượng, mà là thể loại tả thực”. Bước thứ nhất là làm cho phim nhìn dơ và cũ, nhưng phim thời đại mới rất dễ quay, còn phim càng cũ thì càng đắt tiền. Triệu Vy cho biết : “Nếu như là phim về đô thị hiện đại, thì có thể tìm đại một nơi sang trọng nào đó để quay mà còn có thể miễn phí”. Thời gian trong phim Gửi thanh xuân là thời đại những năm 90, do đó đa phần những cảnh quay đều phải dựng hoặc xây lại để đạt được hiệu quả xưa cũ, bao gồm cả các cửa hàng bên đường, canteen, hành lang của bệnh viện. Cũng may ký túc xá của sinh viên vẫn không thay đổi nhiều. Quan Cẩm Bằng và Triệu Vy dẫn theo đoàn làm phim đến Nam Kinh chọn cảnh, đã xem mười mấy trường đại học, ký túc xá đều dơ, bừa bãi không chịu được, mùi vị khác lạ làm người khác phải bịt mũi, thậm chí nó còn dơ và bừa bãi hơn cả những gì trong phim thể hiện. Giường ngủ của Triệu Vy trong thời gian học đại học cũng rất là lộn xộn : “ trên giường toàn là sách và đồ ăn, lúc ngủ thì gom chúng thành một đống giống như có thêm một người rồi lùa vào một góc, còn bản thân thì nằm ngủ bên cạnh”.
 
Đoàn làm phim ở rất nhiều khu vực của Nam Kinh treo bảng thu mua đồ cũ, nhờ vào cách này mà đã mua được rất nhiều đồ cũ nát, quần áo cũ, máy casette, quạt điện và xe đạp bị hư. Bộ quần nhung sọc kẻ và áo len dài tay mà Triệu Hựu Đình mặc trong phim cũng là được mua lại từ cách này. Những bạn trên mạng biết được nội tình sự việc khi thấy ở trước cổng khu phố nào đó có treo bảng thu mua như thế liền chụp hình lại rồi post lên weibo và tag tên Triệu Vy vào. Triệu Vy nhìn thấy liền tự chế giễu mình : “làm sao lại mất mặt thế này”. Cuối cùng phim đã hoàn thành việc chọn cảnh bằng cách trong mấy chục trường đại học ở Nam Kinh mỗi nơi chọn một ít, đã không còn một trường đại học nào có diện mạo của niên đại 90, chỉ có thể chắp vá cộng thêm việc cải tạo tạm thời. Có những góc, xó xỉnh được quay đến thì tháng 3 quay xong tháng 6 đã bị tháo dỡ rồi. Triệu Vy cảm thấy rất đáng tiếc : “về sau đành xem lại trong phim vậy”.
 
Để cho phim nhìn xưa và dơ, Triệu Vy thậm chí còn để Triệu Hựu Đình mặc những bộ đồ cũ do đoàn phim thu mua lại.
 
“Có rất nhiều chi tiết nếu tìm hiểu tiếp nữa đều là thật cả”, Triệu Vy đối với điểm này tràn đầy sức lực. Điệu nhảy rock & roll là sợi dây gắn bó của một đôi tình nhân trường học ở trong phim, “Rock & roll của Trung Quốc, nếu chỉ là phim hoài niệm về chuyện xưa đều đã bị sử dụng rất nhiều, tôi đã thẩm định mệt nhoài rồi” Triệu Vy quyết định sử dụng một bản nhạc của ban nhạc nước ngoài mà còn phải thật sự đã từng đến Trung Quốc. Kết quả sau khi nghiên cứu và kiểm chứng, ban nhạc Suede của Anh đã từng đến Bắc Kinh lưu diễn vào ngày 04/02/2003, trong phim đoạn đó của câu chuyện phát sinh trong khoảng thời gian năm 2003, bản nhạc “ So Young” ra mắt vào khoảng năm 1992 – 1993, cũng là năm mà chuyện phim có đề cập đến. Cho nên Triệu Vy cho người mua lại bản quyền của bản nhạc này.
 
Thanh xuân của người Trung Quốc nhất thiết phải trải qua rèn luyện
Cảnh phim và đạo cụ muốn làm cho cũ đi không khó, con người phải “làm cũ” thì quả là không dễ dàng.
 
Giám chế Quan Cẩm Bằng của phim “Gửi thanh xuân” năm 2008 đã từng quay bộ phim “Nhảy hết mình”, diễn chính là một nhóm bạn sinh viên năm tư khoa biểu diễn, trong cảnh quay lớp học cần phải bố trí một số diễn viên quần chúng, thầy cô trong trường đề xuất cho anh ấy đi tìm một số bạn học sinh năm nhất năm hai. Quan Cẩm Bằng sau khi xem xong phát hiện, cơ bản là không có cách nào đem các sinh viên năm một năm hai để bên cạnh các sinh viên năm tư. “Năm một năm hai thì ánh mắt vẫn còn rất đơn thuần, mọi mặt đều còn vẻ trong sáng thơ ngây, mà bảy tám diễn viên chính tôi cần quay đã không còn như vậy nữa rồi. Có thể chỉ lớn hơn hai ba tuổi, nhưng cuộc sống của những sinh viên năm tư này đã nhanh chóng bị xã hội hóa rồi”. Kinh nghiệm của lần quay phim đó còn để Quan Cẩm Bằng cảm giác được rằng một thế hệ trẻ của Trung Quốc “ích ký và xốc nổi hơi phổ biến”. Anh ấy cho rằng đương nhiên việc này có liên quan đến chế độ con một, đồng thời anh ấy cũng biểu lộ sự đồng tình : “Bọn họ đã phải chịu một áp lực quá lớn từ xã hội và gia đình”.
 
Quan Cẩm Bằng trưởng thành ở Hong Kong trong những năm 1970, là con lớn trong nhà, ở cùng với cha mẹ, cô dượng và các anh chị em họ; có một số việc sẽ không nói cho ba mẹ biết nhưng lại tâm sự với các anh chị họ : “trong quá trình trưởng thành có một số trách nhiệm, cũng sẽ có một chút liều lĩnh, hơi ham muốn thổ lộ tâm tình. Nhưng cái ràng buộc đó cuối cùng vẫn tồn tại; bạn mắc lỗi, liều lĩnh rồi sau đó sẽ suy nghĩ lại chuyện đã qua, gánh vác trách nhiệm những việc mà mình đã làm sai”. Đến thời đại những năm 90, Hong Kong và Trung Quốc xã hội có sự chuyển biến giống nhau. “Kết cấu của cả gia đình thay đổi, hoặc là con một, hoặc là hai con, nhưng khoảng chênh lệch tuổi tác giữa hai đứa lại rất lớn. Thanh niên của thời đại mới hơi có khuynh hướng cô độc, không biết cách giao tiếp với mọi người”.
 
Quan Cẩm Bằng đối với phim “Gửi thanh xuân” chỉ có một vấn đề nghi vấn : năm 1994 Trịnh Vy được 18 – 19 tuổi bắt đầu học đại học, sau 10 năm thì khoảng 30 tuổi, nhưng đến nửa phần sau của phim các trải nghiệm của nhân vật chính, bao gồm cả việc suy nghĩ về danh lợi của bản thân. “cảm giác tàn khốc đó có phải là hơi bị sớm không ?”.
 
Lý Tường chào đời vào cuối những năm 60, lớn lên ở Hà Nam An Dương, anh ấy cảm thấy : “thanh xuân rõ ràng nên là bữa tiệc linh đình nhất, nhưng chỉ mới ăn được một ít thì đã qua đi rồi”. Năm 1989, Lý Tường vào đại học : “lúc đó vẫn còn một chút chủ nghĩa lý tưởng, quan tâm đến việc đại sự quốc gia và trào lưu tư tưởng của thời đại, xem triển lãm tranh ảnh, xem diễn kịch”. Anh ấy có một đôi bạn, cả nam lẫn nữ đều là công nhân, bạn nữ thi đậu vào đại học ở Bắc Kinh, bạn nam liền từ bỏ công việc cùng đi Bắc Kinh kiếm một trường đại học để ôn tập và ở bên cạnh để chăm sóc và bảo vệ bạn gái, lại còn phải đi kiếm tiền để cung cấp sinh hoạt phí cho cô ấy. “Giống như cả hai người cùng nhau hoàn thành một lý tưởng. Nếu như là bây giờ thì có thể dự đoán là từ sớm đã thực tế hơn muốn gì làm đó”, trong mắt của Lý Tường thì việc an thân lập nghiệp hình như đã bắt đầu suy nghĩ đến từ khi còn trong trường đại học. Trong phim Lê Duy Quyên sau khi thi đỗ đại học thì đã chia tay với bạn trai ở dưới quê Hà Nam, còn Trần Hiếu Chính do Triệu Hựu Đình diễn bởi vì xuất ngoại để tương lai tốt đẹp hơn mà bỏ rơi bạn gái. Triệu Vy cho rằng sự chọn lựa như vậy rất phổ biến lại có tính đặc trưng của thời đại, thậm chí “sự chọn lựa này sẽ không bị đào thải, hai mươi năm trước như vậy, hai mươi năm sau cũng sẽ như vậy”.
 
Thanh xuân của người Trung Quốc, bao gồm cả nhân sinh đều là thường xuyên được tôi luyện, rèn giũa. Hình thái xã hội và môi trường sinh sống của chúng ta không giống với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong. Người ta thì suy nghĩ làm sao cho cuộc sống tốt đẹp hơn, còn chúng ta vẫn còn dừng lại ở mức sinh tồn, phải làm thế nào mới có thể sống tiếp, làm sao có được một góc nhỏ cho riêng mình sau khi rời xa cha mẹ. Triệu Vy đem những khái quát này làm thành “tiêu chí thanh xuân của người Trung Quốc”.
 
Trên phim trường, thái độ đối đãi của Triệu Vy với thế hệ trẻ hơn vô tình cũng là một cách thức rèn luyện.

Cô ấy chỉ hướng dẫn diễn viên mới một số qui tắc cơ bản, mà không dùng đến kinh nghiệm của bản thân, ví dụ như cách đi đứng như thế nào để phía sau đầu không che mất ống kính…Có một cảnh quay diễn tay đôi tình cảm nồng nhiệt của nam nữ diễn viên, Triệu Vy chỉ nói với diễn viên rằng cảnh quay này cô ấy muốn cái gì, diễn viên ngược lại lại phải đi tìm Quan Cẩm Bằng nhờ anh ấy nói những kinh nghiệm buồn bã. Diễn viên Giang Sơ Ảnh có lúc khóc không được, buồn bã cũng giả tạo, Triệu Vy liền nói thẳng đến mức làm cô ấy khó xử, đau lòng mà bật khóc. Triệu Vy nói : “diễn xuất cô ấy vẫn còn cười chính là niềm tin vẫn còn yếu. Việc này đúng là diễn xuất, nhưng bạn không thể cảm thấy bản thân đang diễn, mà phải nhất định tin rằng nó là thật”. Triệu Vy kể rằng khi là diễn viên cũng đã gặp qua đạo diễn vô cùng nghiêm khắc, đương nhiên cũng đã từng bị mắng đến khóc, lúc quay “Hoàn châu cách cách” đã từng khóc đến chết, khổ không còn lời nào để nói. “Tôi cảm thấy không có gì là không tốt cả, nếu như nói có thể làm cho tôi làm được những việc mà trước đây mình không làm được, giống như có một bức tường bạn không trèo qua được, đột nhiên có người đạp bạn một cái thì bạn có thể trèo qua rồi”. Triệu Vy sau khi quay xong phim có mời đạo diễn Hứa An Hoa xem qua, Hứa An Hoa khen một câu : “ có thể thấy được trên người vị nữ đạo diễn này có một sự kiên cường thậm chí cả nam đạo diễn cũng không có”.​

 

Source : http://www.infzm.com/content/89172 - “琼瑶的和我的是两码事” 导演赵薇和她的青春片
Trans : huiqing@yan.vn